Những áp lực công việc thường khiến bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, không còn cảm thấy hứng thú với công việc đó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy thì làm sao để bản thân thoát khỏi tình trạng đó, cải thiện chúng như thế nào?. Cùng với Gu Giới Trẻ tìm cách nhé.
Nội dung chính
I. Áp lực công việc là gì?
Áp lực trong công việc là trạng thái về tinh thần và sức khỏe của người đó ở điểm thấp nhất. Điều này khiến cho họ cảm thấy cơ thể, tâm lý lúc nào cũng mệt mỏi, chán chường mỗi khi đối diện với công việc.
Có rất nhiều người cảm thấy tâm trạng trở nên ngột ngạt mỗi khi đến văn phòng. Họ không cảm thấy say mê đối với công việc mà họ đang làm nữa.
II. Nguyên nhân nào khiến áp lực công việc trở nên phổ biến?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến áp lực công việc. Đó có thể là nguyên nhân chủ quan, hoặc nguyên nhân khách quan. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến thường gặp.
- Môi trường làm việc không ổn định. Cấp trên gây áp lực, đòi hỏi nhân viên
- Thời gian làm việc căng thẳng kéo dài trong một thời gian.
- Khối lượng công việc cần giải quyết quá nhiều so với năng lực và thời gian hiện tại.
- Xung đột mối quan hệ giữa cấp trên với nhân viên, hoặc giữa nhân viên với nhân viên.
- Khả năng xử lý, quản lý, và giải quyết công việc còn yếu kém.
III. Những biểu hiện thường gặp khi đang gặp áp lực trong công việc
Với mỗi người mức độ biểu hiện của sự áp lực trong công việc là khác nhau. Nhưng nhìn chung những người đang ở giai đoạn công việc bị áp lực thường có những biểu hiện sau: lo lắng, mệt mỏi, đầu óc quay cuồng, dễ cáu gắt,…
Lo lắng mỗi khi đến công ty: Một vài người vì những bất đồng với sếp, với đồng nghiệp hay lo lắng mình còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Những điều này thường khiến họ cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi đến công ty, hay mỗi khi được giao một nhiệm vụ mới nào đó.
Đầu óc quay cuồng: Đầu óc quay cuồng cũng là một dấu hiệu không thể bỏ qua khi cơ thể bị stress. Những tâm lý do áp lực công việc thường khiến họ thở nông hơn, nhịp tim đập nhanh hơn. Tình trạng hít thở không đều, dồn dập khiến họ cảm thấy chóng mặt, hoặc đau đầu nhẹ, thậm chí có nhiều người cảm thấy quay cuồng.
Dễ cáu gắt: Nếu bạn đang trải qua những áp lực trong một thời gian dài sẽ khiến bạn dễ gắt gỏng. Cảm giác thường thấy đó là giận dữ, ấm ức, mệt mỏi và chỉ một bùng nổ vì lý do rất nhỏ nào đó. Điều này giống giọt nước tràn ly vậy. Khi bạn dồn nén cảm xúc quá lâu, chỉ cần một tác động nhỏ, bạn không kiềm chế được, rất có thể bạn sẽ nói những lời khó nghe với đồng nghiệp, với cấp trên.
Cảm thấy đơn độc ở trong công ty: Trong một số trường hợp sẽ cảm thấy dường như mình bị cô độc ở trong môi trường đó. Điều này xảy ra đó có thể là bạn không được công nhận. Hoặc khi bạn bỏ ra nhiều công sức nhưng chế độ hoặc sự thừa nhận của cấp trên không như điều mà bạn kỳ vọng.
Mất ngủ: Mất ngủ cũng là biểu hiện cho thấy bạn đang phải chịu những áp lực từ công việc. Tình trạng này thường gặp rất nhiều ở những người trẻ hiện nay. Giữa thành phố hoa lệ, những áp lực về cuộc sống, công việc khiến bạn thường xuyên mất ngủ.
Thậm chí có người chỉ chợp mắt được 1,2 tiếng vào lúc gần sáng. Điều này sẽ khiến nhiều người phải vật lộn để dậy vào sáng hôm đó. Một vòng tròn luẩn quẩn bạn vừa mệt mỏi, vừa thiếu ngủ, làm việc cũng không mấy hiệu quả.
IV. Làm thế nào để vượt qua áp lực công việc?
Làm sao để vượt qua được giai đoạn áp lực trong công việc?. Dưới đây là những gợi ý mà Gu Giới Trẻ tổng hợp được. Hy vọng chúng sẽ giúp được cho bạn ít nhiều.
Không ngừng trau dồi, nâng cao khả năng xử lý, giải quyết công việc: Nếu những yếu kém trong công việc khiến bạn cảm thấy tự ti, căng thẳng mỗi khi đến công ty thì bạn nên không ngừng trau dồi, học hỏi những kỹ năng giải quyết công việc. Bởi chúng sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan, thấy mình có giá trị hơn. Từ đó những mối lo của bạn sẽ được gạt bỏ.
Thư giãn một chút và tìm lại hứng thú cho bản thân: Mỗi khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hay căng thẳng trong công việc. Bạn có thể dành một chút thời gian để thư giãn. Đó có thể là nghe nhạc, nói chuyện với đồng nghiệp để tinh thần được làm mới, tâm trí được giải phóng.
Lên lại kế hoạch sinh hoạt, làm việc khoa học: Bạn có thể dành ra khoảng 1 tiếng để lên kế hoạch cho một tuần, tháng của mình.
Bạn có thể lên kế hoạch cho mình từ những sinh hoạt hàng ngày, giờ làm việc trên công ty, hay những dự án mà bạn đang đảm nhiệm ở bên ngoài. Và cam kết thực hiện chúng. Điều này sẽ giúp bạn ở thế chủ động hơn là bị thụ động.
Nói lời từ chối: Nếu bạn thấy rằng khả năng, thời gian của bạn không thể giải quyết thêm những việc mới thì bạn cần trao đổi với sếp. Học cách nói lời từ chối cũng là điều hết sức quan trọng như những kỹ năng mềm khác. Thay vì ôm đồm quá nhiều việc mà không giải quyết nổi, dẫn đến những hậu quả khôn lường thì bạn có thể thẳng thắn trao đổi với quản lý, cấp trên của mình.
Chia sẻ với người khác: Bạn có thể chia sẻ những cảm xúc, những khó khăn mà mình đang gặp phải với bạn, những người thân thiết của mình. Có thể lắm chứ họ sẽ giúp bạn tìm được cách giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Những người trẻ chúng ta vẫn thường nói với nhau rằng không có áp lực làm sao có ngày hôm nay?. Bởi thế, cho dù những áp lực mà chúng ta đã, đang phải trải qua cốt yếu cũng là điều kiện cần có để ngày mai của chúng ta trở nên gai góc hơn. Gu Giới Trẻ chúc cho bạn sẽ sớm vượt qua được những cảm xúc trong giai đoạn khủng hoảng trong cuộc việc.
Gu Giới Trẻ là trang thông tin cập nhật về các chuyến du lịch, gu thời trang, gu làm đẹp, xu hướng của giới trẻ ngày nay. Không chỉ thế, tại đây độc giả có thể được lắng nghe những tâm sự thầm kín của nhiều người trẻ.